Tất tần tật về cấu tạo nền nhà xưởng có thể bạn chưa biết
Cấu tạo nền nhà xưởng đáp ứng được tiêu chuẩn: chịu lực tốt, chống cháy, chống trượt, dễ vệ sinh và thẩm mỹ cao. Vậy kết cấu nền nhà xưởng cụ thể như thế nào? Quy trình thi công nền nhà xưởng công nghiệp ra sao?
Cấu tạo nền nhà xưởng có thể bạn chưa biết
Thi công làm nền nhà xưởng công nghiệp
Kết cấu nền nhà công nghiệp quyết định chất lượng (hiệu quả sử dụng và độ bền) của công trình. Khác với nền nhà dân dụng, nền nhà xưởng thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động có lực tác động rất lớn. Vì vậy, cấu tạo nền nhà xưởng khác nền nhà ở.
Kết cấu chung của nền nhà xưởng sản xuất gồm có các bộ phận:
Lớp áo phủ bề mặt
Lớp áo phủ bề mặt có nhiệm vụ chịu lực và hóa học. Đây là thành phần quan trọng tác động lớn tới chất lượng nền nhà.
Lớp áo phủ bề mặt được làm từ nhiều loại vật liệu. Thành phần vật liệu chính trong lớp áo phủ bề mặt thường được đặt tên cho loại lớp áo đó.
- Lớp áo phủ bề mặt liên tục: dầm đất và bê tông
- Lớp áo rời: gạch, gỗ, bê tông, gốm…
- Lớp áo cuộn: nhựa tổng hợp
Đối với nền nhà xưởng sản xuất thì thường thi công lớp áo rời hoặc lớp áo cuộn.
Lớp đệm nền
Để truyền lực tác động xuống nền và chống thấm nước thì nền nhà xưởng cần có thêm lớp đệm. Lớp đệm có chiều dày 60mm- 100mm và được tính toán chính xác khi thi công.
Tải trọng bên trên và địa chất quyết định loại vật liệu và số lượng vật liệu thi công lớp đệm nền. Ví dụ: lớp áo nền là bê tông hoặc đất thì vật liệu thi công lớp đệm là: cát hoặc đất dầm. Song đó phải là loại vật liệu kích cỡ lớn tạo được độ rỗng nhằm mục đích chống mao dẫn nước ngầm trong đất.
Lớp trung gian
Nhiệm vụ của lớp trung gian là:
- Hỗ trợ lớp đệm được phẳng hơn
- Liên kết giữa các lớp còn lại trong cấu tạo nền nhà xưởng tạo thành khối chắc chắn
Lớp trung gian làm từ vật liệu: thủy tinh, xi măng- cát,…. Vật liệu của lớp trung gian phụ thuộc vào các yếu tố tác động tới nền nhà.
Lớp nền nhà xưởng công nghiệp
Là lớp chịu lực quan trọng đỡ các lớp còn lại trong kết cấu nền nhà. Đó có thể là sàn chịu lực (nhà tầng) hoặc nền đất.
Hiện nay thi công nền nhà xưởng thường kết hợp thêm một số lớp khác trong trường hợp đặc biệt yêu cầu sản xuất. Ví dụ như: sàn hoặc hệ thống sưởi,…
Thiết kế nền nhà xưởng
Bản vẽ thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp
Thiết kế nền nhà xưởng là bước đầu tiên được tiến hành sau khi khảo sát mặt bằng thi công và trao đổi yêu cầu của chủ đầu tư. Bản vẽ thiết kế nền nhà xưởng chi tiết và chính xác giúp cho công việc thi công nhà xưởng diễn ra thuận lợi.
Đồng thời, công trình được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định và đáp ứng được tất cả yêu cầu từ chủ đầu tư. Quy định TCVN 2737-1995 Bộ Xây dựng quy định rất rõ tiêu chuẩn thiết kế nền xưởng sản xuất.
Cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch: 2.0m đối với cột thép; 0.5m đối với cột có khung chèn tường và 0.15m đối với cột bê tông cốt thép
Độ chênh lệch giữa mặt trên của móng và mặt nền, thiết kế cũng cần chú ý đến cao độ của các chân đế cột thép, chiều sâu bề mặt móng, kích thước từng ô nền bê tông….
Bố trí thép nền nhà công nghiệp
Thi công thép nền nhà
Tại sao cần phải bố trí thép cho nền nhà xưởng công nghiệp? Nguyên tắc bố trí thép nền trong quy trình thi công nhà xưởng cụ thể ra sao?
Nền nhà công nghiệp cần phải có thép nền là vì:
- Tăng khả năng chịu lực của nền nhà
- Tác động tới chất lượng kết cấu nền nhà xưởng
Do đó, lựa chọn loại thép thi công nền nhà xưởng rất quan trọng. Đó sẽ phải là loại thép có chất lượng tốt nhất.
Thi công nhà xưởng Đà Nẵng hiện nay sử dụng chủ yếu 2 loại thép là thép momen dương và thép momen âm. Thép momen dương nằm phía dưới bản. Thép momen âm ngược lại với thép monen dương.
Nguyên tắc bố trí thép nền nhà xưởng:
- Các thanh thép sàn thẳng được đan đều nhau và không xô lệch
- Khoảng cách giữa thép sàn và mặt bằng = độ dày lớp bê tông
- Trong trường hợp nối thép sàn không vượt quá 50% diện tích mặt sàn và không nối ở vị trí phải chịu tải trọng lớn
Quy trình làm nền nhà xưởng chi tiết
Sau khi hoàn thành xong công đoạn thiết kế và bố trí thép sàn sẽ đến công đoạn cuối cùng là thi công nền nhà xưởng. Quy trình thi công nhà xưởng, phần nền được thực hiện như sau:
Trộn bê tông
Có 2 cách trộn bê tông khi thi công công trình xây dựng hiện nay đó là:
- Trộn bằng máy trực tiếp tại công trình
- Trộn ở trạm bê tông sau đó chuyển bê tông tươi tới địa điểm thi công
Quy trình trộn bê tông như sau:
- Cho 20% nước vào trong thùng
- Tiếp theo cho vật liệu (xi măng + thành phần vật liệu phụ gia)
- Đảo trộn và cho thêm nước
Để thùng trộn không bị bê tông bám dính thì sau 2 tiếng cần phải cho trộn mẻ mới. Máy trộn hoạt động 5 phút- 10 phút.
Đổ bê tông
Thi công đổ bê tông nền nhà xưởng sản xuất
Trước khi đổ bê tông thì thợ thi công phải kiểm tra lại kết cấu lưới thép đã đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hay chưa. Đối với bê tông của nền nhà xưởng thì chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Phương án đổ bê tông phù hợp với điều kiện thi công thực tế
- Không nên đổ bê tông khi nhiệt độ thời tiết quá cao
- Chất lượng vữa xây dựng
- Quy trình đổ bê tông nền nhà từ trong ra ngoài và từ xa đến gần
- Sử dụng dầm bàn sàn bê tông
- Nền bê tông có khe đảm bảo bê tông dãn nở
- Che chắn khi trời mưa
Đầm bê tông
Đầm bê tông có tác dụng tạo độ liên kết chắc chắn của bê tông với cốt thép và độ bằng phẳng của mặt nền. Để đầm bê tông cần sử dụng loại dụng cụ hoặc máy móc chuyên dụng.
Đầm bê tông được thực hiện quy trình. Thời gian dầm bê tông nền sàn nhà xưởng công nghiệp 30 giây- 50 giây.
Tháo dỡ khuôn đúc (cốp pha
Tháo dỡ khuôn đúc sau khoảng 3 tuần đổ bê tông với điều kiện thuận lợi. Tháo dỡ từng bộ phận. Và tránh gây va chạm mạnh tác động tới tấm bê tông.
Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông bằng cách cấp nước, duy trì độ ẩm trong tối thiểu 5 ngày liên tục
Bảo dưỡng bê tông nhằm mục đích tạo độ ẩm để bê tông đóng rắn chắc chắn, không bị nứt vỡ. Công việc này khá đơn giản. Bạn chỉ cần tưới nước lên bê tông sau khi đổ bê tông được 4 tiếng và duy trì liên tục trong 1 tuần. Một ngày tưới nước 3 lần.
Nhằm đảm bảo bê tông có được độ ẩm cần thiết thì kỹ thuật tưới nước, bảo dưỡng bê tông như sau:
- Phun nước lên bê tông kiểu mưa
- Nước tưới lên bê tông là loại nước trộn làm bê tông
- Phủ bạt hoặc bao gai trên bề mặt bê tông khoảng 10 ngày
- Bê tông mới được đổ sàn đang đông kết không được tưới nước trực tiếp
Cấu tạo nền nhà xưởng được thi công căn cứ dựa trên chính đặc thù hoạt động sản xuất, móng và địa chất vị trí công trình. Liên hệ cho công ty thi công, thiết kế nhà Đà Nẵng AFTA nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn, hỗ trợ hoặc cung cấp dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết này Tất tần tật về cấu tạo nền nhà xưởng có thể bạn chưa biết xuất hiện lần đầu tại AFTA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THIẾT KẾ NHÀ ĐÀ NẴNG.
source https://aftavietnam.com.vn/cau-tao-nen-nha-xuong/
Nhận xét
Đăng nhận xét