Vì sao cần lập bảng tiến độ thi công?

Bảng tiến độ thi công là một phần không thể thiếu trong xây dựng bất kỳ công trình nào. Vai trò đó là gì? Cách lập bảng tiến độ thi công như thế nào? Công ty thiết kế nhà Đà Nẵng AFTA chia sẻ chi tiết trong nội dung phần tiếp theo.

Bảng tiến độ thi công dùng làm gì?

Tiến độ thi công có thể hiểu đơn giản là kế hoạch thực hiện các hạng mục hoàn thành công việc trong một dự án. Bảng tiến độ xây dựng do chính bên nhà thầu thực hiện căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư.

Thi công nhà xưởng

Một mẫu bảng tiến độ công việc chi tiết

Trong tiến độ thi công có thời gian bắt đầu và kết thúc kèm theo công việc cần làm cụ thể. Bảng tiến độ xây dựng có những chức năng riêng tùy vào từng giai đoạn dự án.

Giai đoạn chuẩn bị cho dự án

Chức năng của bảng tiến độ dự án ở giai đoạn này là lên kế hoạch chuẩn bị nhân lực, nguyên vật liệu (số lượng, chủng loại…) và tổ chức tiến hành.

Giai đoạn dự án đang diễn ra

Bảng tiến độ lại có nhiệm vụ theo dõi giám sát mọi công việc trong dự án. Trong bảng tiến độ thi công luôn có thông tin chi tiết từng hạng mục và đơn vị phụ trách. Vì vậy, trong trường hợp xảy ra sai sót nhờ có bảng tiến độ sẽ tìm được phương án xử lý, khắc phục nhanh và hiệu quả.

Giai đoạn hoàn thiện dự án

Bảng tiến độ là tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng và nghiệm thu công trình. Bảng tiến độ càng chi tiết và cụ thể càng giúp cho chủ đầu tư giám sát tốt công trình. Đồng thời, họ cũng kiểm toát được ngân sách.

Cách lập bảng tiến độ thi công

Một công việc quan trọng của bất kỳ kiến trúc sư thiết kế hay xây dựng nào đó là lập bảng tiến độ thi công. Trong hợp đồng xây dựng bắt buộc phải có bảng tiến độ công việc.

Với những người có kinh nghiệm thì công việc này không gặp nhiều khó khăn. Ngược lại với bạn sinh viên mới vào nghề thì đó lại là một thử thách. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin sau để nắm được cách lên bảng tiến độ:

Hợp đồng xây dựng

Bảng tiến độ giúp bạn hạn chế tối đa phát sinh chi phí quá lớn

Xác định yếu tố cơ sở lập bảng tiến độ thi công

Bảng tiến độ công trình xây dựng được lập căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Bản vẽ thiết kế thi công
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình
  • Vật tư, trang thiết bị máy móc và nhân lực
  • Khối lượng công việc
  • Phương pháp, công nghệ thi công
  • Đặc điểm địa hình và điều kiện giao thông
  • Đặc điểm mặt bằng thi công (diện tích, địa chất…)
  • Năng lực của nhà thầu
  • Thời gian hoàn thành và bàn giao công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư 

bảng tiến độ thi công

Giám sát dự án thông qua bảng tiến độ

Các bước lập bảng tiến độ thi công

Để có bảng tiến độ nhà phố hay nhà xưởng bạn chỉ cần tiến hành theo các bước đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Xác định các công việc

Bước này giúp bạn phân chia được khối lượng công việc khoa học. Do đó, bạn hãy rà soát thật kỹ và ghi lại tất cả các công việc cần thực hiện để dễ dàng xử lý.

Sau đó, hãy sắp xếp công việc theo trình tự trước- sau. Thời gian thực hiện và kết thúc của từng hạng mục. Như vậy, tiến độ thi công công việc được đảm bảo.

  • Bươc 2: Dự trù ngân sách

Với mỗi hạng mục cần chi phí bao nhiêu? Đây là thông tin chủ đầu tư quan tâm đầu tiên.

Dự trù ngân sách tài chính giúp chủ đầu tư cân đối. Đồng thời, họ cũng giám sát được công trình, giảm thất thoát và phát sinh.

  • Bước 3: Thời gian dự kiến hoàn thành công việc

Tương ứng với từng đầu hạng mục công việc là thời gian hoàn thành. Là người trực tiếp lên kế hoạch thi công, bạn tính toán thời gian dự kiến kết thúc hạng mục của công trình.

Thời gian công việc hoàn thành có thể chậm hơn dự kiến cho các nguyên nhân khách quan. Ví dụ như: thời tiết thiên tai bão lũ…

  • Bước 4: Xây dựng tiến độ công việc

Bước này mất khá nhiều thời gian vì bao quát tất cả công việc cần làm của một công trình. Bạn có thể tham khảo và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ cho công việc.

  • Bước 5: Tiến hành công việc

Tiến hành các hạng mục công việc trong bảng tiến độ dự án ngay sau khi được duyệt. Chủ thầu và chủ đầu tư đều phải giám sát để có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra phát sinh. Việc theo dõi công việc thường xuyên đốc thúc công việc diễn ra đúng tiến độ và tốn kém ít chi phí.

Tham khảo các mẫu bảng tiến độ thi công

Với đặc thù của từng công trình có mẫu bảng tiến độ khác nhau. Song điểm chung, trong bảng tiến độ xây dựng có có hạng mục là:

  • Nêu rõ loại công trình (diện tích, mặt bằng, địa chỉ…)
  • Hạng mục công việc (nội dung và thời gian thi công)

Mời bạn tham khảo bảng tiến độ xây dựng của một số công trình xây dựng sau:

Bảng tiến độ thi công nhà phố

Bảng tiến độ các hạng mục công việc thi công nhà phố

Hạng mục Nội dung công việc Thời gian bắt đầu Thời gian hoàn thành
Hạng mục I (thi công móng) –   Đào đất

–   Coffa, cốt thép và đổ bê tông

–   San lấp mặt bằng

–   Đổ bê tông móng

Hạng mục II (thi công lầu 1) –  Ghép coffa, đổ bê tông

–  Xây tường bao

–  Ghép coffa lầu 1 và sàn lầu 1

–  Cầu thang

–  Ống chờ ME

–  Đổ bê tông sàn lầu 1

Hạng mục III (thi công lầu 2) –  Ghép coffa, cốt thép lầu 2

–  Ghép coffa và cốt thép cầu thang

–  Thi công ống chờ ME

–  Đổ bê tông lầu 2

–  Xây tường bao

Hạng mục IV (thi công sân thượng) –  Thi công dầm sàn cho sân thượng

–  Ghép coffa cầu thang

–  Thi công ống chờ ME

–  Đổ bê tông trên sân thượng

Hạng mục V (thi công sàn sân mái) –  Xây tường bao cho sân thượng

–  Thi công sàn mái

Hạng mục VI (thi công hoàn thiện + vệ sinh) –   Xây tường phân chia phòng

–  Tháo coffa sân thượng và mái

–  Lắp hệ thống thoát nước, điện

–  Thi công trần

–  Tô trát, ốp lát

–  Vệ sinh và bàn giao, nghiệm thu

 

Bảng tiến độ thi công nhà xưởng

Đối với thi công nhà xưởng có bảng tiến độ tham khảo như sau:

STT Công việc Nhân công Bắt đầu Kết thúc Thời gian
A: Phần móng
1 Thi công móng hầm
2 VK, CT, BT, sàn tầng 1
B: BTCT Phần thân
1 VK, CT, BT, tầng 1, sàn tầng lửng
2 VK, CT, BT tầng lửng, sàn tầng 2
3 VK, CT, BT tầng 2, sàn tầng 3
4 VK, CT, BT tầng 3, sàn tầng 4
5 VK, CT, BT tầng 4, sàn tầng 5
6 VK, CT, BT tầng thượng, sàn mái
7 Mái tum, thang và chống nóng
C: Hoàn thiện
1 Ram dốc, bể, nền và tầng hầm
2 Tháo van khuôn, xây ngăn, tô tường
3 Xây cầu thang
4 Lắp đặt đường ống nước, hệ thống điện
5 Trét matrit các tầng
6 Lót nền

Tham khảo thêm: Dự toán nhà xưởng

Bảng tiến độ thi công xây dựng

Bảng tiến độ thi công nhà xưởng

  • Công trình: …………….
  • Địa điểm: ………………
  • Hạng mục: ………………
Nội dung công việc Tiến độ thi công (ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Hạng mục I
1 Công việc 1
2 Công việc 2
Hạng mục II
3 Công việc 3
4 Công việc 4
Hạng mục III
5 Công việc 5
6 Công việc 6
7 Công việc 7

 

Bảng tiến độ thi công cho bạn biết kế hoạch làm việc của chủ thầu chuyên nghiệp hay không? Bạn muốn biết rõ hơn về bảng tiến độ thi công xây dựng và thông tin khác có thể tìm hiểu tại đây: http://aftavietnam.com.vn/

 

Bài viết này Vì sao cần lập bảng tiến độ thi công? xuất hiện lần đầu tại AFTA CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THIẾT KẾ NHÀ ĐÀ NẴNG.



source https://aftavietnam.com.vn/bang-tien-do-thi-cong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

12 Mẫu hoa sắt giếng trời đẹp | Kiến Trúc AFTA

50+ bản vẽ nhà cấp 4 3 phòng ngủ đẹp | Kiến Trúc AFTA

NHÀ 2 TẦNG ĐẸP 3 PHÒNG NGỦ CHỈ VỚI 890 TRIỆU